Sửa Luật Thuế giá trị gia tăng: Rà soát, quy định đầy đủ hơn về dịch vụ tài chính phái sinh

25-06-2024 14:31

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định dịch vụ tài chính phái sinh như hiện tại chưa đầy đủ, chỉ mới dừng ở lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, cần rà soát, quy định đầy đủ hơn về dịch vụ này trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Sửa Luật Thuế giá trị gia tăng: Rà soát, quy định đầy đủ hơn về dịch vụ tài chính phái sinh- Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Nội dung quy định về dịch vụ tài chính phái sinh là một trong những nội dung lớn thu hút sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Quốc hội.

Nhiều ý kiến khẳng định, Luật Thuế giá trị gia tăng qua một thời gian dài thực hiện đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định với nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật là cần thiết nhằm hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV.

Dự thảo luật có nhiều quy định mới góp phần quan trọng hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước, theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu. 

Bên cạnh đó, một số quy định trong dự thảo luật cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhất là đối với một số hàng hóa, dịch vụ chuyển từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế suất 5%, 10%, từ đối tượng hưởng thuế suất ưu đãi 5% sang chịu thuế suất 10%, đặc biệt là đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lĩnh vực công ích, giáo dục, nghiên cứu khoa học…

Khẳng định sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, mặt khác xuất phát từ yêu cầu cải cách thủ tục quản lý thuế và tạo môi trường pháp luật thống nhất, đồng bộ áp dụng trong nền kinh tế cũng như việc khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, nội dung dự thảo Luật có nêu dịch vụ tài chính phái sinh quy định gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... theo quy định của pháp luật. 

Quy định này chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, có thể gây ra cách hiểu không thống nhất trong việc áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng, bởi ngoài lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm, giao dịch công cụ phái sinh còn hiện diện trong các lĩnh vực chứng khoán, thương mại...

Tại điểm g khoản 9 quy định dịch vụ tài chính phát sinh bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... theo quy định của pháp luật. Quy định này chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và có thể gây ra cách hiểu không thống nhất trong việc áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng. Bởi ngoài lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm giao dịch, công cụ phát sinh còn hiện diện trong các lĩnh vực chứng khoán thương mại.

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh: "Trong Luật Thuế lần này có quy định về các dịch vụ tài chính phái sinh thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, tôi rất đồng tình. Bởi lẽ, chi phí dịch vụ tài chính phái sinh không làm tăng giá trị sản phẩm lên, cho nên không thể tính vào giá bán sản phẩm".

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định, quy định như thế còn thiếu, chưa đầy đủ, chủ yếu mới dừng lại ở nhóm của các ngân hàng, còn các dịch vụ tài chính phái sinh ở lĩnh vực chứng khoán, ở các lĩnh vực giao dịch hàng hóa là chưa được đề cập đầy đủ, do vậy đại biểu cho rằng cần phải rà soát và đề cập đầy đủ vào dự án luật.

Vẫn là vấn đề nêu trên, đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) có quan điểm nêu rõ, theo quy định tại Điều 64 Luật Thương mại và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay thì dịch vụ phái sinh trong lĩnh vực thương mại bao gồm: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn là những dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, cần bổ sung thêm dịch vụ phái sinh là "hợp đồng quyền chọn" vào điểm g khoản 9 điều 5 dự thảo Luật để bảo đảm tính đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ với quy định của Luật Thương mại.

Bên cạnh đó, dịch vụ phái sinh không chỉ bao gồm dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính mà còn bao gồm trong lĩnh vực thương mại, cụ thể là quy định tại Điều 64 của Luật Thương mại. Do đó, theo đại biểu Phan Đức Hiếu, có thể bỏ cụm từ "tài chính" trong điểm g khoản 9 điều 5 của dự thảo Luật để thông nhất sử dụng khái niệm "dịch vụ phái sinh" nhằm phản ánh chính xác hơn các dịch vụ phái sinh trong nhiều lĩnh vực, thay cho cụm từ "dịch vụ tài chính phái sinh".

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái