Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nghề báo có giá trị học hỏi và làm theo ở mọi thời đại

13-06-2024 16:07

Nền Báo chí Cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và chỉ dạy tính đến nay đã tự hào đi qua chặng đường 99 năm xây dựng, đổi mới và phát triển. Tư tưởng của Người về nghề báo được đúc kết lại vô cùng quý báu, giàu tính thực tiễn và phong phú, có giá trị học hỏi và làm theo ở mọi thời đại.

Article thumbnail

Chân dung Bác. Ảnh sưu tầm

Những tổng kết quý báu về tư tưởng, phong cách làm báo của Người vô cùng thực tiễn và phong phú; học và tìm được nhiều chỉ dẫn thiết thực từ tấm gương đạo đức và phong cách viết báo, làm báo của Người, góp phần thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong nghề báo, trong ngành báo nói chung cũng như mỗi nhà báo nói riêng.

Từ đó, tạo sức lan tỏa, tác động, làm cho việc “học tập” có bước chuyển hóa tích cực sang “làm theo”, đưa việc “làm theo” Bác mỗi ngày của cán bộ, đảng viên từ những việc làm nhỏ, gắn với trách nhiệm, đạo đức công vụ ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Nền báo chí cách mạng luôn gắn với vận mệnh đất nước

 Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, nền báo chí cách mạng nước ta luôn gắn với vận mệnh đất nước, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với những người làm báo, những bài học về tư duy, phong cách, đạo đức báo chí mà Người đã khuyên dạy, những câu chuyện, hình ảnh về Bác mãi khắc ghi trong trái tim, trong sự nghiệp cầm bút mỗi người.

Bước vào thời kỳ kỷ nguyên số, báo chí phát triển thêm một bước mới. Với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những kết quả của chuyển đổi số báo chí là sự xuất hiện phổ biến các mô hình truyền thông mới: “Tòa soạn hội tụ”, “báo chí đa phương tiện”, “báo chí đa nền tảng”, “báo chí di động”, “báo chí mạng xã hội”... nền báo chí Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.

Thực tế đó đòi hỏi đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, trí tuệ, phong cách và tầm nhìn của mỗi người làm báo càng phải đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết và việc vận dụng tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách làm báo của Người vào hoạt động báo chí sẽ giúp những người làm báo có tư duy chuẩn mực, đúng đắn để thích ứng với tình hình mới.

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người làm báo: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo”, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, “tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư”.

Vì vậy, đối với người làm báo, đạo đức và năng lực là yêu cầu không thể thiếu để báo chí xứng đáng với vai trò vị trí quan trọng trong công cuộc cách mạng chung của đất nước.

Người làm báo là phải vững vàng về phẩm chất chính trị

 Yêu cầu đầu tiên đối với người làm báo là phải vững vàng về phẩm chất chính trị. Bác căn dặn, “tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

Trong quá trình tìm đường giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, Người tiếp cận tác phẩm của Lê-nin và vô cùng tâm đắc với tư tưởng: “Cái mà chúng ta nhất thiết phải có lúc này là một tờ báo chính trị. Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể tiến hành có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động có nguyên tắc và toàn diện...”.

Tư tưởng ấy là động lực thôi thúc Người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Người cũng tìm cách thành lập cho được tờ báo phục vụ sự nghiệp cách mạng, để rồi sau đó không ngừng phấn đấu trở thành một nhà báo vĩ đại, một cây bút ngang tầm những tên tuổi nổi bật về văn hóa, báo chí trên toàn thế giới.

Năm 1917, sau những năm tháng bôn ba tại Mỹ, Anh… người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trở về đất Pháp. Chính trong những ngày tháng này, Người hiểu rằng muốn tiếng nói, tư tưởng của mình được biết đến, không gì tốt hơn, hiệu quả hơn là thông qua phương tiện báo chí.

Chưa đầy ba năm Nguyễn Ái Quốc được sự ủng hộ của các chí sĩ Việt Nam tại Pháp và sự hợp tác của một số bạn bè quốc tế, Người xuất bản Báo Le Paria (Người cùng khổ). Người là cây bút chính, sắc sảo của tờ báo ấy và xác lập “phong cách báo chí Nguyễn Ái Quốc”

Ngay từ những ngày đầu viết báo trên đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự thành công trong việc sử dụng “báo chí là vũ khí sắc bén” trong hành trình cách mạng của mình.

Bên cạnh "Người cùng khổ", Hồ Chí Minh đã xuất bản tờ báo tiếng Việt với tên gọi "Việt Nam hồn". Người cộng tác với một số tờ báo phái tả có thanh thế nhất tại Pháp thời bấy giờ như: Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Người bình dân... Sang Nga, người làm việc với báo chí Xô Viết. Về Trung Quốc, Người viết báo tiếng Hoa “Cứu vong Nhật báo” cùng một vài tờ báo tiếng Anh.

Đặc biệt, Người sáng lập tờ báo tiếng Việt “Thanh Niên” ra số 1 vào ngày 21/6/1925, trụ sở ở số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, mà sự cống hiến vô giá của nó là chuẩn bị về lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiếp theo Báo “Thanh Niên”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của mình còn xuất bản các tờ báo: “Công Nông”, “Lính Kách Mệnh” và Nguyệt san “Việt Nam Tiền Phong”.

Người cũng sáng lập tờ “Thân Ái” tại Thái Lan vào năm 1928 nhằm vận động Việt kiều ủng hộ và tham gia cách mạng trong nước.

Những lời dạy của Người về hoạt động báo chí đến nay vẫn giữ nguyên giá trị

 Với sự nghiệp báo chí cách mạng, trong suốt hơn nửa thế kỷ sáng tạo báo chí, Người đã viết trên 2.000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, nhiều thể loại khác nhau đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội.

Cho dù ở thể loại nào, các bài viết của Người đều toát lên tính trung thực, phản ánh đúng hiện thực khách quan, bản chất sự việc, phân biệt rõ đúng, sai, không “tô hồng”, “bôi đen”, phiến diện, một chiều. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của đạo đức nghề nghiệp, cái gốc của một nhà báo cách mạng, người làm báo chân chính chuẩn mực theo phong cách Hồ Chí Minh.

Về cách viết báo của Người cũng vô cùng giản dị với câu từ mộc mạc, ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ nghe và dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng người đọc, người nghe cụ thể.

Với phong cách viết báo của Người là: Viết cho ai? Viết để làm gì? rồi mới đến: Viết cái gì? Viết như thế nào... Nhờ đó, các bài nói, bài viết của Người có sức thuyết phục, sự cảm hóa sâu sắc độc giả.

Trong viết báo, Người luôn căn dặn: Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt, nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Báo chí phải luôn đề cao tính chân thật, tính mục đích, tính chiến đấu và tính quần chúng.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” và “bài báo là tờ hịch cách mạng”. Chính vì thế, nhà báo phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng và nghiệp vụ tinh thông.

Những lời dạy của Người về hoạt động báo chí đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển bền vững của Báo chí Cách mạng Việt Nam hiện nay. Lời dạy của Người được coi là động lực, để các nhà báo nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức, đáp ứng yêu cầu và xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái