TPHCM vươn mình trở thành trung tâm tài chính quốc tế

30-04-2024 09:19

TP Hồ Chí Minh hiện là trung tâm tài chính của cả nước và là trung tâm tài chính toàn cầu thứ cấp. Việc từng bước nâng lên thành trung tâm tài chính của khu vực, quốc tế là hướng phát triển phù hợp với vị trí, vai trò, thế mạnh của TP Hồ Chí Minh.

TPHCM có tiềm năng rất lớn trở thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Ảnh: Anh Tú

TPHCM có tiềm năng rất lớn trở thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Ảnh: Anh Tú

Thời điểm lý tưởng xây trung tâm tài chính quốc tế

Từ đầu những năm 2000, trong định hướng phát triển, Đảng bộ và chính quyền TPHCM đã chú trọng phát triển thị trường tài chính, xem đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó hình thành ý tưởng về việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.

Hơn 20 năm qua, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định là điều kiện để các trung tâm tài chính hình thành, phát triển ở TPHCM. Trong khi đó, với vị thế đầu tàu nền kinh tế cả nước, TPHCM hiện đóng góp 15,5% GDP (tổng sản phẩm nội địa), chiếm hơn 20% ngân sách quốc gia, thu hút gần 34% dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) cả nước.

Mật độ tập trung của các định chế tài chính ở TPHCM vào loại cao nhất cả nước. Thành phố đang có 2.138 đơn vị thuộc ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tổng huy động vốn tại TPHCM chiếm hơn 24% cả nước, tổng dư nợ cho vay ở địa phương cũng chiếm tới hơn 28% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế. TPHCM cũng là nơi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổng giá trị vốn hóa tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) hiện chiếm 95% thị trường và hơn 54% GDP cả nước.

Dự kiến trong năm 2024, TPHCM sẽ trình Quốc hội về khung pháp lý, cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế. Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan, mục tiêu là hình thành khung chính xây dựng sách vượt trội so với các trung tâm tài chính quốc tế trong khu vực ASEAN; hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo minh bạch, an toàn cho các nhà đầu tư tài chính và ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư tại trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.

“Về phần mình, TPHCM cam kết sẵn sàng quỹ đất; sẵn sàng quy hoạch; sẵn sàng hạ tầng; sẵn sàng nguồn nhân lực để đáp ứng cho các nhà đầu tư” - lãnh đạo TPHCM nhấn mạnh.

Ra đời sau phải tạo nên khác biệt

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng đề án trung tâm tài chính quốc tế TPHCM), TPHCM đã từng tạo ra các làn sóng thu hút đầu tư đem lại sự lan tỏa cho nền kinh tế cả nước.

Làn sóng thứ nhất đến từ sự khởi đầu xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp. Làn sóng thứ hai chính là nâng chất lượng dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ, lao động chất xám, lao động có tay nghề kỹ thuật cao. TPHCM đã hình thành khu công nghệ cao đầu tiên của cả nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia.

Làn sóng thứ ba chính là việc triển khai trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM. Nếu như hai làn sóng trước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì làn sóng này thu hút các tập đoàn tài chính quốc tế để tạo dựng nguồn lực về vốn, giải quyết vấn đề thị trường tiền tệ, thị trường tài chính đem lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế. Đồng thời, thu hút được những “sếu đầu đàn”.

TS Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù phát triển TPHCM - cho rằng, để một trung tâm tài chính hình thành và có khả năng phát triển phải dựa trên 5 trụ cột chính: nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư kinh doanh, các ngành tài chính tập trung và danh tiếng đô thị. Xét trên 5 trụ cột này thì TPHCM có nhiều triển vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

“Nghị quyết 98 với nhiều cơ chế đột phá nhưng chưa đề cập đến trung tâm tài chính quốc tế. Do đó cần có một Nghị quyết riêng của Quốc hội về phát triển trung tâm tài chính quốc tế TPHCM, với hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù” - ông Trần Du Lịch nói.

 

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái