Phân công nhiệm vụ của Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch Quốc hội

05-07-2024 19:27

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân công nhiệm vụ đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

Phân công nhiệm vụ của Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Media Quốc hội.

Nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội

Theo Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trực tiếp chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội.

Lãnh đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo công tác của Tổng Thư ký Quốc hội; chỉ đạo xây dựng dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

Giữ mối quan hệ phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước; các ban Đảng, cấp ủy, chính quyền địa phương và với các đại biểu Quốc hội; chỉ đạo tổ chức, mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.

Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự cấp cao của Quốc hội; chuẩn bị kế hoạch quy hoạch nguồn nhân sự cho các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chỉ đạo công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn chung, các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đối với Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định:

Thay mặt điều hành công việc khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt. Theo dõi, chỉ đạo công tác của Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp.

Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm quy trình thực hiện theo quy định của pháp luật. Chủ trì, chỉ đạo, phối hợp hoạt động chung về giám sát văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thi hành nội quy kỳ họp Quốc hội, quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh QH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh QH.

Chủ trì, phối hợp giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì, phối hợp giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

Làm Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chỉ đạo chung về công tác thông tin báo chí.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải:

Theo dõi, chỉ đạo công tác của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh QH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh Quốc hội

Chỉ đạo xem xét việc trình Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương:

Theo dõi, chỉ đạo công tác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ban Dân nguyện, việc thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh QH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh Quốc hội

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo công tác chuẩn bị chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội.

Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp xem xét các nội dung liên quan đến quyết định đại xá, quyết định tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh:

Theo dõi, chỉ đạo công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban Xã hội, Ban Công tác đại biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: QH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Quốc hội

Chỉ đạo những vấn đề liên quan đến công tác đại biểu Quốc hội; xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội; công tác HĐND; bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu dân cử.

Làm Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái