Nhiều hoạt động trước Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024

17-04-2024 17:15

 Tỉnh Phú Thọ đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nằm trong khuôn khổ các chương trình dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng thu hút đông đảo nhân dân, du khách thăm quan, trải nghiệm. Cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, hội trại của các huyện, thị, thành còn trưng bày, quảng bá, giới thiệu, bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Trong không gian các trại văn hóa, nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của mỗi huyện, thành, thị, được bày trí gọn gàng, bắt mắt; những người nông dân xưa nay quen với công việc đồng áng, sản xuất nay lại trở thành những nhà bán hàng say sưa giới thiệu với đồng bào, du khách các mặt hàng tiêu biểu, đặc sắc do đơn vị, cơ sở, hợp tác xã của địa phương làm ra được công nhận OCOP như: Chè xanh, mật ong rừng, thịt chua, bưởi, nón lá, bánh chưng...

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm được sản xuất từ bưởi như: Tinh dầu, nước hoa, mứt, bưởi quả của huyện Đoan Hùng.

Việc giới thiệu, quảng bá để tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương là giải pháp hữu hiệu vừa gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vừa nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn, miền núi. Trên cơ sở đó, trong thời gian diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 thu hút đông đảo người dân, du khách về Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ mở thêm cơ hội để các địa phương, cơ sở sản xuất giới thiệu, trưng bày, tăng sức tiêu thụ nông sản Đất Tổ.

Các địa phương đã lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để trưng bày, quảng bá trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm nay. Đặc biệt, mang sản phẩm đến hội trại văn hóa, các chủ thể, đơn vị sản xuất mong muốn sẽ quảng bá thương hiệu, bán được nhiều sản phẩm; đồng thời tìm kiếm các cơ hội, đối tác hợp tác sản xuất, tiêu thụ. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong dịp này, một số địa phương, chủ thể sản xuất đã sáng tạo, linh hoạt trong khâu quảng cáo, bán hàng. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồng bào, du khách sẽ được giới thiệu, tìm hiểu quy trình sản xuất, thưởng thức để cảm nhận trước khi mua. Đặc biệt, có những mặt hàng, người mua còn được trải nghiệm thực hành một số công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm, nghề truyền thống... Tại hội trại văn hóa huyện Cẩm Khê, 29 sản phẩm đặc trưng của địa phương như: Bánh chưng, dầu cọ, mật ong, nón lá... được giới thiệu, bày bán đã thu hút đông đảo đồng bào, du khách tham qua, mua sắm. Nổi bật, sản phẩm nón lá cọ của làng nghề nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê được rất nhiều du khách nữ mua về sử dụng, làm quà.

Ghi nhận thực tế tại khu vực hội trại văn hóa, một số sản phẩm có sức tiêu thụ tương đối nhiều như: Bưởi, mứt vỏ bưởi Đoan Hùng; bánh chưng, nón lá của huyện Cẩm Khê; các loại chè, mỳ gạo, thịt chua...Hội trại văn hóa với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và quảng bá, trưng bày sản phẩm đặc trưng là cầu nối giữa chủ sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; đồng thời kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và Lễ hội Đền Hùng nói riêng đến với du khách.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024. Tham gia Hội thi có 13 đoàn văn hóa dân gian (VHDG) đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh. Các nghệ nhân của các đoàn tranh tài ở các nội dung: Gói 5kg gạo nếp, 1kg đỗ xanh, 1kg thịt lợn thành 10 chiếc bánh chưng vuông trong thời gian tối đa 8 phút, luộc bánh trong 5 giờ; nấu 5kg gạo nếp thành xôi trong thời gian tối đa 30 phút, giã và bắt thành 10 chiếc bánh giầy trong thời gian tối đa 15 phút.

Thi làm bánh dày

Hội thi nhằm tái hiện cuộc thi làm các lễ vật dâng cúng tổ tiên có từ thời Vua Hùng dựng nước, đồng thời tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của cộng đồng dân tộc. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của di sản văn hóa thời Hùng Vương và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

Kết thúc Hội thi, ở nội dung gói, nấu bánh chưng, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho Đoàn VHDG thành phố Việt Trì; 3 giải Nhì cho 3 Đoàn VHDG huyện Lâm Thao, Cẩm Khê và TX Phú Thọ; 9 giải Ba cho 9 Đoàn VHDG: Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Yên Lập. Ở nội dung giã bánh giầy, giải Nhất thuộc về Đoàn VHDG huyện Yên Lập; 3 giải Nhì thuộc về 3 Đoàn VHDG: Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông; 9 giải Ba thuộc về 9 Đoàn VHDG: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, TP Việt Trì và TX Phú Thọ.

Theo chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, đoàn dâng hương sẽ khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội, qua Nghi môn, Đền Hạ, Đền Trung, lên Đền Thượng. Đi đầu là đội tiêu binh rước cờ Tổ quốc, cờ Hội và vòng hoa mang dòng chữ “Ðời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”. Tiếp đó là các thiếu nữ mang hương, hoa, lễ vật và 100 thanh niên tượng trưng cho con cháu Lạc Hồng. Đi sau khối nghi thức là Ðoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, địa phương và nhân dân về dự Lễ dâng hương.

Tại buổi tổng duyệt, Ban tổ chức đã tập duyệt các nghi lễ: Dâng hương, hoa và lễ vật tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên; dâng hoa, thắp hương tại Lăng Hùng Vương; dâng hoa tại Bức Phù Điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong” tại Ngã 5 Đền Giếng.

100 thanh niên tượng trưng cho con cháu Lạc Hồng

Ban Tổ chức yêu cầu các lực lượng tham gia đoàn dâng hương đảm bảo thành phần, trang phục, thời gian tập kết theo kế hoạch đã đề ra. Các lực lượng chức năng thực hiện tốt phân luồng giao thông, an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đoàn dâng hương. Qua buổi tổng duyệt, các lực lượng, đơn vị tham gia đã rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh các phần việc của mình để góp phần đảm bảo Lễ dâng hương diễn ra trang trọng.

Lễ rước kiệu

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng năm nay do tỉnh Phú Thọ tổ chức diễn ra vào 7h00 ngày 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch).

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái