Không thể cạnh tranh, báo chí cần tận dụng mạng xã hội như thế nào?

14-06-2024 15:59

“Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được, làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ thì là điều chúng ta cần hướng tới”, ông Lê Quốc Minh nói.

Chiều 14/6, Câu lạc bộ Cafe Số tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Báo chí trong kỷ nguyên số: Thời cơ và thách thức”. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nhận được nhiều câu hỏi của các nhà báo về việc phát triển báo chí trong bối cảnh hiện nay.

POD04424.JPG

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, tại buổi sinh hoạt chuyên đề của CLB Cafe Số.

Báo chí không thể cạnh tranh tốc độ với mạng xã hội

Trả lời câu hỏi nếu không thể cạnh tranh được với mạng xã hội, báo chí xác định tâm thế như thế nào, ông Lê Quốc Minh cho biết báo chí chính thống đang chuyển mình khá chậm, trong thời gian dài, báo chí chính thống có sự tự tin và chủ quan rằng sự tự tin này không ai sánh được với mình.

"Báo chí chính thống từng được định vị là người gác cổng, cho công chúng món gì thì phải ăn món đó, thông tin gì đưa lên báo in thì công chúng biết. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi công chúng trong thời đại Intenet, người dân tha hồ ngụp lặn trong biển rất nhiều thông tin. Đã có tình trạng, người dân cảm thấy không cần nhất thiết phải đến với báo chí để có được thông tin", Tổng Biên tập Báo Nhân Dân chia sẻ.

DOP00910.JPG

Ông Lê Quốc Minh cho biết xu thế chiếm lĩnh của mạng xã hội là có thật, và việc đòi hỏi báo chí chính thống phải cạnh tranh, chạy theo, đi trước mạng xã hội là đòi hỏi không thực tế. Tuy vậy, báo chí chính thống không thể và không nên chạy theo mạng xã hội.

Dẫn số liệu Việt Nam hiện có gần 1.000 cơ quan báo chí, tạp chí, đa phần với quy mô nhỏ, ông Minh thông tin rằng, nhiều cơ quan báo chí chỉ có quy mô 40-50 người, các cơ quan truyền hình có một vài trăm cán bộ. Tổng số người làm báo chí hiện khoảng 40.000 – 45.000 người, trong đó có 25.000 người có thẻ nhà báo.

Tuy vậy, Việt Nam có 100 triệu dân, chưa kể số người Việt ở nước ngoài. Thực tế, mỗi người cầm trên tay chiếc smartphone là đã sẵn sàng trở thành 1 cơ quan báo chí. Vì thế, ông Lê Quốc Minh cho rằng báo chí không thể cạnh tranh về tốc độ thông tin với mạng xã hội.

Tuy vậy, nếu đặt tiêu chí về việc cân bằng, đa nguồn, khách quan thì các tổ chức khác không bao giờ cạnh tranh được với báo chí.

“Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được, làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ thì là điều chúng ta cần hướng tới”, ông Lê Quốc Minh nêu quan điểm.

POD04416.JPG

Cựu nhà báo Trần Nhung đặt câu hỏi cho nhà báo Lê Quốc Minh.

Đặt câu hỏi cho nhà báo Lê Quốc Minh, cựu nhà báo Trần Nhung đặt vấn đề báo chí chính thống cần đồng hành với mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ thông tin cho độc giả, không nên đề cập đến việc cạnh tranh. Và từ khi là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, ông Minh đã tạo ra nhiều sự phát triển mới. Về mặt thông tin, Báo Nhân Dân đã vượt trội hơn bất kỳ tờ báo nào khác nhưng vì sao chưa thực sự hấp dẫn bạn đọc?

Ông Lê Quốc Minh cho biết mạng xã hội và báo chí là hai lĩnh vực tách rời. Báo chí không so sánh mình với mạng xã hội mà khuyến nghị các cơ quan báo chí phải có chiến lược truyền thông xã hội phù hợp.

Trước khi ông Minh về Báo Nhân Dân, Fanpage của tờ báo này chỉ có 24.000 lượt thích, hiện nay đã nâng lên 300.000 lượt; Truyền hình Nhân Dân trên nền tảng Youtube có khoảng 3,6 triệu lượt theo dõi, những sản phẩm báo đưa lên TikTok có đến hàng triệu lượt người xem. Điều này cho thấy báo chí cần chiếm lĩnh các nền tảng mạng xã hội để có chủ trương truyền thông phù hợp.

Không chỉ Báo Nhân Dân, VTV đang có chiến lược chiếm lĩnh mạng xã hội rất tốt với các chương trình livestream, truyền hình thu hút đông đảo độc giả.

POD04402.JPG

Về câu hỏi vì sao Báo Nhân Dân chưa thu hút độc giả, ông Minh cho biết trước tiên, Báo Nhân Dân đang thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của mình. Bên cạnh đó, báo đang ngày càng đổi mới, sản xuất rất nhiều sản phẩm khác biệt, như việc truyền thông các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 1.200 bài về tư tưởng Hồ Chí Minh, mấy trăm bài phát biểu của cố Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Văn Linh...

Nếu chỉ đơn thuần đăng tải một bài viết về các chủ đề này, có lẽ đọc xong, độc giả sẽ cất đi, trở thành tài liệu nghiên cứu khô khan. Nhưng Báo Nhân Dân đã xây dựng các website riêng, qua đó tạo được dấu ấn mạnh mẽ.

Cuối năm 2023, Báo Nhân Dân ra một trang về sản phẩm OCOP thu hút sự quan tâm của độc giả. Gần đây nhất, sản phẩm báo in Bức tranh panorama hơn 3.000 m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ đã tạo ra cơn sốt truyền thông, thu hút đông đảo gen Z quan tâm về một sự kiện lịch sử.

"Công nghệ là vua, nội dung là nữ hoàng"

"20 năm trước, chúng tôi đã nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong báo chí, rằng công nghệ là phần không thể tách rời của báo chí. Lúc đó không có nhiều người thống nhất quan điểm này. Các cơ quan báo chí giai đoạn đó quá tự tin vào bản thân mà quên đi việc chuẩn bị cho thời kỳ mà công nghệ phát triển mạnh mẽ", ông Lê Quốc Minh trả lời.

Giai đoạn trước đây, khi muốn biết thông tin, người dân phải tìm đến báo chí, mua báo, bật đài, mở tivi để theo dõi thông tin thụ động. Còn hiện nay tin tức tự tìm đến người đọc. Ông Lê Quốc Minh đặt vấn đề về việc sử dụng công nghệ như thế nào, chi tiền như thế nào để tin tức đến đúng độc giả quan tâm.

POD04456.JPG

Ông Lê Quốc Minh: "Chúng ta đã chuyển từ cơ chế người dùng tìm đến tin sang cơ chế tin tức tự tìm đến người dùng"

“Chúng ta đã chuyển từ cơ chế người dùng tìm đến tin sang cơ chế tin tức tự tìm đến người dùng. Nếu không có công nghệ thì không thể làm điều này đc. Chúng ta chi rất nhiều tiền để phân phối thông tin nhưng làm thế nào để thông tin đến người dùng là chuyện khác”, ông Minh nói và nêu thực tế công nghệ đang là vua, nội dung là nữ hoàng.

Nội dung hay là điều luôn cần nhưng để đưa nội dung đến đúng độc giả mục tiêu thì cần phải có công nghệ. “Làm thế nào để có nội dung hay, công nghệ tốt, tạo bản sắc riêng cho mỗi tờ báo là điều cơ quan báo chí nào cũng đều rất cần”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói.

Trả lời thẳng thắn về câu hỏi: “Báo chí không muốn bị giới hạn phạm vi hoạt động, không muốn ‘trói chân’ thì nên hành xử như thế nào”, nhà báo Lê Quốc Minh nêu quản điểm các cơ quan báo chí phải tuân thủ tôn chỉ mục đích được quy định tại giấy phép báo chí.

“Khi chứng minh được sự ra đời của mình là có ích cho xã hội thì chúng ta được làm bất cứ vấn đề gì có ích cho xã hội. Nhưng phải sòng phẳng với nhau rằng việc đó thực tế muốn làm cho xã hội tốt lên, hay muốn chỉ làm lợi cho tờ báo và cá nhân mình? Nếu đấu tranh cho xã hội thì không ai cấm, nhưng nếu chỉ đấu tranh để tạo nguồn thu cho tờ báo, hay tệ hơn là tạo nguồn thu cho cá nhân là câu chuyện khác”, ông Lê Quốc Minh nói.

DOP00905.JPG

Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử VietTimes Nguyễn Bá Kiên.

DOP00958.JPG

Các nội dung trao đổi về thời cơ và thách thức của báo chí trong kỷ nguyên số nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà báo, cán bộ quản lý.

Câu lạc bộ Cafe Số là đơn vị trực thuộc của Hội Truyền thông Số Việt Nam, có chức năng tập hợp, kết nối các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo, các doanh nhân với giới truyền thông, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác vì sự phát triển đất nước.

Hoạt động phi lợi nhuận, CLB Cafe Số đóng vai trò cầu nối giữa diễn giả và các nhà báo để chuyển tải thông điệp cho xã hội. Các buổi sinh hoạt của CLB đều gắn với những vấn đề thời sự nóng, được dư luận xã hội quan tâm. Đề tài được lựa chọn trong mỗi buổi sinh hoạt đa dạng, phong phú, từ các vấn đề truyền thông số, công nghệ thông tin, phát triển kinh tế, chính sách, cải cách thể chế, giáo dục,…

 

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái