Khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

23-04-2024 20:45

Ngày 23/4, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai, Quân khu 7, Quân đoàn 4, Sư đoàn 341 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm”.

Chú thích ảnh

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo là hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Đề dẫn Hội thảo, Đại tá, Tiến sĩ Lê Thanh Bài – Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết, cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng. Trên cơ sở nhận diện đúng thời cơ, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Căn cứ vào những chuyển biến hết sức mau lẹ trên chiến trường, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định giải phóng miền Nam ngay trong tháng 4/1975, đề ra phương châm chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Chấp hành chủ trương, chỉ đạo chiến lược đề ra, trên chiến trường miền Nam, quân dân ta tiếp tục tiến công mạnh mẽ, lần lượt đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang (16/4/1975), tuyến phòng thủ “cánh cửa thép” Xuân Lộc (21/4/1975), từng bước tạo thế, tạo lực vững chắc cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Chú thích ảnh
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. 

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ, sau khi thực hiện xuất sắc nhiệm vụ đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc của địch, Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ tiến công quân địch phòng ngự ở Trảng Bom. Quán triệt tư tưởng “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Sư đoàn đã làm tốt công tác chuẩn bị, thực hành trận tiến công hiệp đồng binh chủng, nhanh chóng tiêu diệt quân địch co cụm trong Yếu khu Trảng Bom, đập tan một "mắt xích" quan trọng trong hệ thống phòng ngự vòng ngoài của đối phương, tạo thế và lực cho các lực lượng, binh khí kỹ thuật của Quân đoàn 4 và lực lượng cơ động của Bộ nhanh chóng phát triển, tiến công giải phóng Biên Hòa, Sài Gòn - Gia Định, góp phần vào thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh.

“Trận tiến công Trảng Bom là một điển hình về trận đánh hiệp đồng quân binh chủng quy mô cấp sư đoàn. Thông qua Hội thảo khoa học, chúng ta tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của Chiến thắng Trảng Bom, rút ra những kinh nghiệm quý để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn nêu rõ.

Chú thích ảnh
Thiếu tướng, Tiến sĩ Nuyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự phát biểu tại Hội thảo. 

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng Tham mưu cho rằng, gần nửa thế kỷ trôi qua, trận đánh Trảng Bom vẫn luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều nhà khoa học, các cựu chiến binh, báo chí truyền thông. Những bài học kinh nghiệm quý báu từ trận đánh vẫn vẹn nguyên giá trị, rất cần được tiếp tục chắt lọc, vận dụng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, tiến lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với 70 tham luận đóng góp tại Hội thảo, các đại biểu đề cập khá toàn diện, hệ thống về chiến thắng Trảng Bom, trong đó nêu bật chủ trương, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Bộ Chính trị, trực tiếp là Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 - nhân tố có ý nghĩa quyết định làm nên chiến thắng Trảng Bom.

Chiến thắng là minh chứng thực tiễn cho tư tưởng “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” và phát huy sức mạnh binh đoàn chủ lực; nêu bật được nghệ thuật quân sự trong chọn hướng và sử dụng lực lượng, tổ chức tiến công hiệp đồng binh chủng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ binh, pháo binh, xe tăng từ lúc mở đầu trận đánh đến suốt quá trình chiến đấu; nghệ thuật bao vây, chia cắt, tổ chức lực lượng thọc sâu.

Các đại biểu đánh giá, trận đánh Trảng Bỏm là một trong những trận đánh hiệu quả nhất trong toàn bộ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có tác động trực tiếp đến cánh quân hướng Đông nói riêng và Chiến dịch Hồ Chí Minh nói chung. Đồng thời, trận đánh trực tiếp tạo thế phát triển Chiến dịch trên hướng Đông, mở đường tiến cho Quân đoàn 4 nhanh chóng cơ động lực lượng tham gia giải phóng Biên Hòa, tổ chức mũi đột kích thọc sâu, đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng trong nội đô Sài Gòn, hoàn thành nhiệm vụ đề ra, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch. Chiến thắng Trảng Bom cổ vũ mạnh mẽ tinh thần, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ ta trên chặng đường cuối cùng giành toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái