Gợi mở cho phát thanh trên nền tảng số tại các báo điện tử Việt Nam hiện nay

22-04-2024 14:34

Các sản phẩm âm thanh trên nền tảng báo, tạp chí điện tử sẽ trở thành sản phẩm được tiếp cận số 1 của công chúng hiện đại và có thể cạnh tranh với sóng phát thanh nếu được đầu tư sản xuất tốt.

Đổi mới phát thanh trên nền tảng số để phát triển trong môi trường số

Một điều tra trên thế giới về lượng người nghe trên nền tảng podcast toàn cầu, trong năm 2019 có 275 triệu người nghe, nhưng đến năm 2022 đã tăng lên gấp đôi. Điều đó chứng tỏ, nhu cầu về âm thanh, về nội dung audio trên nền tảng số là cơ hội rất lớn không chỉ cho phát thanh mà cả các phương tiện truyền thông khác như báo chí truyền thông.

Vì vậy, đổi mới phát thanh trên nền tảng số là nhiệm vụ sống còn để phát triển và khẳng định vị thế trong môi trường số hiện nay. Phát thanh trong kỷ nguyên số không chỉ là sự thay đổi hạ tầng truyền dẫn hay các nền tảng phát sóng mà còn là sự thay đổi tư duy làm nghề, thay đổi phương thức sản xuất.

Tham luận tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, TS. Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Phát thanh với những đặc trưng cơ bản của một loại hình báo chí phát sóng, có những đặc điểm rất cơ bản như: Tính tỏa khắp, tính nhanh chóng, tính sống động, riêng tư, thân mật, tính tiện dụng... Trong đó, hai đặc trưng mang tính thế mạnh của phát thanh, không chỉ trong bối cảnh truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số hiện nay, đó là tính sống động, gần gũi, riêng tư, thân mật và tính tiện dụng.

“Một sản phẩm phát thanh dù phát trên nền tảng nào, công nghệ nào cũng cần đáp ứng tính thân mật, gần gũi, riêng tư và tính tiện dụng của người nghe. Điều này phù hợp với đặc trưng của công chúng truyền thông hiện đại, những công chúng có rất ít thời gian để theo dõi tin tức nhưng lại muốn cập nhật nhanh và nhiều thông tin”, TS. Phan Văn Kiền chia sẻ.

Giám đốc - Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) và Báo Bình Phước Nguyễn Thị Minh Nhâm nêu rõ: Công chúng báo chí truyền thông nói chung cũng như cách tiếp cận thông tin của thính giả nghe đài phát thanh nói riêng đang thay đổi, chuyển từ xu thế nặng về tiếp nhận một chiều sang tiếp nhận tương tác đa chiều. Người nghe phát thanh không chỉ trên radio như trước mà họ nghe mọi lúc, mọi nơi và bất kỳ lúc nào với những thông tin họ muốn.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ truyền thông số, trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép tự động hóa trong quá trình cung cấp, truy cập và quản lý nội dung đã tạo ra những "cú hích" cũng như thách thức cho ngành truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng. Để thích ứng và phát triển trong môi trường số, bắt buộc các đài cũng như các phương tiện truyền thông phải thay đổi phương thức sản xuất, đổi mới cách thức phát thanh để phát triển trong môi trường số.

TS. Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký biên tập VOV cũng đã nêu: Hiện nay, phát thanh đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các loại hình truyền thông trên nền tảng số. Sự cạnh tranh này đến cả từ nội dung cho đến cả sự chia sẻ công chúng.

Nhu cầu của công chúng là khai thác được thông tin theo nhiều chiều, với nhiều cách thức linh hoạt, phù hợp với cách tiếp cận thông tin của từng cá nhân, và khi đó, các nền tảng số tỏ rõ lợi thế so với các loại hình báo chí truyền thống như PTTH.

“Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, công chúng có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của mình, từ tiếp nhận thông tin, giao tiếp xã hội, giải trí và thực thi các nhu cầu cá nhân, họ không cần phải tìm đến các nhà cung cấp truyền thống về mặt thông tin như phát thanh nữa”.

screenshot-58-.png

Sản phẩm Radio news trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Vấn đề đặt ra của các sản phẩm âm thanh trên báo chí điện tử hiện nay

Theo TS. Phan Văn Kiền, từ thế mạnh cơ bản của phát thanh, tiếp cận vào các sản phẩm âm thanh trên các báo, tạp chí điện tử hiện nay thấy rằng, trên đa số các báo điện tử, sản phẩm âm thanh được thực hiện ở hai dạng, đó là dùng AI đọc lại tin tức sau đó đính kèm cùng bài viết và các dạng podcast được thực hiện theo chủ đề.

TS. Phan Văn Kiền cho rằng, cả hai dạng sản phẩm này đều đang có vấn đề.

Thứ nhất, việc sử dụng AI đọc lại tin tức có thể giảm sức lao động của con người và tăng tốc độ sản xuất sản phẩm, giúp tăng năng suất lao động sản xuất. Tuy nhiên, việc dùng AI với một giọng đọc đều đều, không nhấn mạnh, không trọng âm, từ đó dẫn tới không mang lại cảm xúc gì cho người nghe ngoài chở tải được thông tin đơn thuần từ chữ viết. Vì vậy, đối với sản phẩm này, tính thân mật, riêng tư, gần gũi gần như bị triệt tiêu.

Thứ hai, vấn đề đặt ra là các file dạng âm thanh do AI đọc nói trên được đính kèm vào bài viết trên website. Nếu công chúng có điều kiện và thời gian mở bài báo, tạp chí ra, giữa lựa chọn xem (ảnh, video), lướt, đọc (chữ) và nghe file âm thanh thì họ sẽ chọn xem và lướt.

Với các dạng podcast trên các báo, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử (TTĐT) cũng vậy, các tệp (file) âm thanh được đẩy lên cùng với tít bài, ảnh minh hoạ và rõ ràng người nghe sẽ phải mở bài viết ra mới có thể kích hoạt được file âm thanh để nghe.

“Hai vấn đề này khiến cho hiệu quả của các sản phẩm âm thanh trên các nền tảng báo chí điện tử, trang tin điện tử… chưa đạt được hiệu quả như loại hình này có thể có trên sóng phát thanh”, TS. Phan Văn Kiền nhấn mạnh.

screenshot-59-.png

Trang Radio Nhân Dân của Báo Nhân Dân.

Gợi mở hướng tiếp cận

Cũng theo TS. Phan Văn Kiền, các nền tảng như báo điện tử, tạp chí điện tử và các dạng tương tự có một lợi thế khi sản xuất sản phẩm âm thanh là loại bỏ được tính tuyến tính của cách tiếp cận với các dạng thông tin phát sóng như PTTH. Công chúng tiếp cận sản phẩm âm thanh trên các nền tảng này hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn nghe những thứ mình thích thay vì phải theo tuyến tính thời gian như khi nghe sóng phát thanh hay xem truyền hình.

“Đó là một lợi thế khiến cho các sản phẩm phát thanh nếu được phát huy tốt, đúng bản chất của phát thanh sẽ có sức cạnh tranh rất lớn với chính các đài phát thanh đang phát sóng”.

Từ những phân tích trên, TS. Phan Văn Kiền đưa ra một số gợi mở tiếp cận cho các toà soạn báo điện tử và các trang TTĐT về các sản phẩm âm thanh để các nền tảng này phát huy sức mạnh của mình và khắc phục tình trạng phản - phát - thanh như hiện tại.

Thứ nhất, cần sử dụng giọng đọc của phát thanh viên tối đa nhất có thể. Với các dạng tin tức đơn thuần có thể sử dụng AI nhưng vẫn nên hạn chế.

Thứ hai, ngoài việc đọc lại các tin tức đơn thuần đã được sản xuất ở dạng báo in, báo điện tử, các cơ quan cũng tính tới việc tăng cường các sản phẩm âm thanh như podcast.

Thứ ba, quan trọng nhất, các báo, tạp chí điện tử và các nền tảng Internet cần có quy hoạch trên chính giao diện của mình đối với các sản phẩm âm thanh.

“Các sản phẩm âm thanh với đặc tính tiện dụng của nó là ưu tiên số một cho các hoạt động phối hợp mà cần sử dụng mắt nhiều hơn như lái xe, nấu cơm, làm vườn… thì cần phải được bố trí vào một khu vực để công chúng có thể liên tục chuyển đổi các file nghe khác nhau bằng cách nút bấm tiện ích trên phương tiện. Hẳn nhiên, điều này còn cần phải vận dụng đến cả các công nghệ kỹ thuật của giao diện báo, tạp chí điện tử trong việc tích hợp được tiện ích chuyển file nghe trên các phương tiện điện tử”.

TS. Phan Văn Kiền khẳng định, khắc phục được những vấn đề trên, và nếu được đầu tư sản xuất tốt, các sản phẩm âm thanh trên nền tảng báo, tạp chí điện tử sẽ trở thành sản phẩm được tiếp cận số một của công chúng hiện đại, có thể cạnh tranh với sóng phát thanh./.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái