Đồng thuận chuyển đổi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc

27-03-2024 14:25

Sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, ngày 27/3, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội nghị Chuyển đổi Quy tắc mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc năm 2024 chính thức bế mạc.

Chú thích ảnh

Quang cảnh phiên bế mạc. Ảnh: TTXVN phát

Đây là hội nghị quan trọng nhằm rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục quy tắc mặt hàng (PSR) trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được chuyển đổi từ mã hệ thống hài hòa (Harmonized System - HS) của Tổ chức Hải quan thế giới 2107 sang HS 2022; thảo luận tiến độ và cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 80 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN, Hàn Quốc và Ban Thư ký ASEAN.

Sau ba ngày ngày làm việc nghiêm túc, khoa học và trách nhiệm cao, các đại biểu đã hoàn thành chương trình đề ra. Các đại biểu đã tập trung thảo luận chuyên sâu, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, có tính xây dựng nhằm hướng đến kết quả báo cáo Tiểu ban Quy tắc xuất xứ Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc. Ban Thư ký ASEAN đã nỗ lực tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các nước.

Chú thích ảnh

Ông Min Ho Son, Trưởng đoàn đại biểu Hàn Quốc, phát biểu bế mạc. Ảnh: TTXVN phát

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Min Ho Son, Trưởng đoàn đại biểu Hàn Quốc thay mặt đối tác Hàn Quốc và các nước thành viên ASEAN đánh giá rất cao và cảm ơn thịnh tình của nước chủ nhà Việt Nam trong công tác tổ chức hội nghị lần này cũng như việc thúc đẩy đồng thuận về PSR trong khuôn khổ Hiệp định AKFTA. Các nước đã có kết quả rà soát để từ đó có thể báo lên tiểu ban quy tắc xuất xứ và Ủy ban thực thi của AKFTA để thông qua các nội dung của PSR. Việc đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng sẽ giúp cho việc xuất nhập khẩu thuận lợi, hưởng các ưu đãi thuế suất.

Chú thích ảnh

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Điều phối trưởng Dự án chuyển đổi PSR ASEAN - Hàn Quốc, phát biểu tại phiên bế mạc. Ảnh: TTXVN phát

Thông tin về việc tổng hợp nội dung trao đổi, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Điều phối trưởng Dự án chuyển đổi PSR ASEAN - Hàn Quốc cho biết, các nước đã rà soát được từ chương 1 đến chương 97 của danh mục PSR và thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng thuế. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ AKFTA nhằm cập nhật danh mục PSR; từ đó tạo thuận lợi cho việc tận dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.

Bà Sasikanya Ponien, đồng Chủ tịch Tiểu ban Quy tắc xuất xứ Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc cho biết, kết quả cuộc họp chính là tiền đề quan trọng để Tiểu ban Quy tắc xuất xứ đệ trình lên Ủy ban Thực thi Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc thông qua danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng theo HS mới.

Bà Trần Minh Trang, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam nhấn mạnh, mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục PSR trong AKFTA cần được chuyển đổi. Công tác chuyển đổi này đòi hỏi sự tập trung cao độ và sự đồng thuận lớn từ các nước ASEAN và Hàn Quốc. Việt Nam kêu gọi các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng như các đơn vị liên quan cần có sự quan tâm đúng mực tới vấn đề này.

Chú thích ảnh

Chủ nhà Việt Nam họp song phương cùng đối tác Hàn Quốc. Ảnh: TTXVN phát

Bên lề hội nghị, nước chủ nhà Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc song phương với đoàn đại biểu Thái Lan và Hàn Quốc. Bà Siriporn Ulao, Trưởng đoàn đại biểu Thái Lan bày tỏ mối quan tâm đến việc triển khai mẫu con dấu và chữ ký điện tử trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Ông Min Ho Son, Trưởng đoàn đại biểu Hàn Quốc đề nghị hai bên tăng cường phối hợp trong việc thực thi quy tắc xuất xứ, đặc biệt là công tác xác minh xuất xứ hàng hóa.

Việt Nam cũng hi vọng đây là cơ hội để các đoàn có thời gian khám phá vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới 3 lần được UNESCO vinh danh, cũng như khám phá vẻ đẹp, các khu du lịch của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về mảnh đất, con người đến với bạn bè trong khu vực và thế giới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2005 và Hiệp định về Thương mại hàng hóa có hiệu lực từ tháng 6/2007. Để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan, AKFTA quy định cách xác định xuất xứ. Nhằm thực thi Hiệp định AKFTA, Tiểu ban Hợp tác Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc triển khai Hội nghị về xuất xứ hàng hóa để chuyển đổi danh mục quy tắc mặt hàng theo Hệ thống hài hòa HS của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Từ đó, tạo thuận lợi cho nhà nhập khẩu sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA.

Thời gian gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất. Năm 2023, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi 52,1%, với kim ngạch hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD. Doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi như một công cụ hữu hiệu trong kế hoạch kinh doanh khi xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Việt Nam có cam kết để hưởng ưu đãi thuế quan.

Nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (96,32%). Các mặt hàng nông sản như rau quả, cà phê và hạt tiêu đều có tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi rất cao, lần lượt đạt 91,18%, 94,54% và 100%. Gỗ và sản phẩm gỗ (73,76%); giày dép và hàng dệt may có tỷ lệ gần 100%.

Tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).

Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường FTA, quy tắc xuất xứ chính là công cụ vô hiệu hóa lợi thế của FTA nếu hàng hóa không đáp ứng và là công cụ phân biệt lợi thế của các nước trong FTA với các nước bên ngoài FTA.

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái