Báo chí cách mạng ở Bình Phước giai đoạn 1945-1951

09-05-2024 14:30

Ngày 21/6/1925, số đầu tiên của tờ Thanh niên ra mắt bạn đọc đã mở ra một nền báo chí mới - Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trải qua 99 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là lực lượng tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Với quan điểm báo chí cách mạng là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, cổ vũ, động viên, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân, trong giai đoạn từ 1945-1954, trên quê hương Bình Phước - ngày ấy thuộc tỉnh Thủ Dầu Một và sau đó là tỉnh Thủ Biên (Thủ Dầu Một và Biên Hòa) đã xuất hiện nhiều tờ báo nhằm đáp ứng nhiệm vụ của địa phương trong từng thời kỳ. Theo sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bình Dương 1930-2017”, sau đây xin giới thiệu cùng bạn đọc những tờ báo, bản tin, tạp chí được xuất bản ở tỉnh Thủ Dầu Một và Thủ Biên vào thời gian này.

Báo “Sao vàng”: Theo sách “Địa chí tỉnh Sông Bé” do Nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé xuất bản năm 1991, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 6/1888, bao gồm tỉnh Bình Dương (trừ địa bàn Dĩ An) và tỉnh Bình Phước ngày nay. Từ tháng 5/1951 đến tháng 4/1954 và từ tháng 8/1958 đến tháng 7/1959, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Thủ Dầu Một với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên. Ngày 25/8/1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngay sau đó, vào đầu tháng 9/1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một xuất bản số đầu tiên của tờ báo “Sao vàng”. Báo được phát hành mỗi tuần 1 kỳ, với khổ 30x43cm. Nội dung được đăng tải trên tờ báo là những tư liệu về chính trị, quân sự của tỉnh. Tuy số lượng phát hành thấp nhưng Báo “Sao vàng” đã chuyển tải nội dung các chủ trương, nghị quyết của tỉnh đến với hàng ngàn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng.

Báo “Tiến lên” và Báo “Thông tin”: Tháng 4/1946, Báo “Tiến lên” - cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập. Nội dung những bài viết của tờ báo tập trung vào việc giải thích cho nhân dân hiểu rõ vì sao phải kháng chiến, thế nào là kháng chiến trường kỳ, toàn dân toàn diện và hướng dẫn một số công việc cụ thể cần làm cho cán bộ chính quyền các cấp. Đầu năm 1947, Báo “Tiến lên” được đổi tên thành Báo “Thông tin”, với nội dung và hình thức phong phú hơn. Báo đăng nhiều tin chiến sự, bài bình luận chính trị, thơ, ca dao và cả truyện ngắn. Mặc dù chỉ tồn tại hơn nửa năm nhưng Báo “Tiến lên” đã có tác dụng tích cực trong nhiều mặt hoạt động kháng chiến trên địa bàn tỉnh thời đó.

Báo “Cần lao”: Ngày 30/12/1946, Liên đoàn Cao su Thủ Dầu Một được thành lập với 1.635 hội viên, trong tổng số 12.000 công nhân của tỉnh. Để tuyên truyền tinh thần yêu nước, ủng hộ kháng chiến, xây dựng đời sống mới của công nhân trong các đồn điền cao su trên địa bàn tỉnh, Liên đoàn Cao su Thủ Dầu Một đã xuất bản tờ báo mang tên “Cần lao”. Tờ báo này được phát hành chủ yếu trong các nhà máy và những đồn điền cao su nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày nay.

“Tài liệu tuyên truyền, bản tin chính trị”: Năm 1947, Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Thủ Dầu Một thành lập một nhà in tại An Phú, Lái Thiêu. Tại đây, Ban Tuyên truyền kháng chiến tỉnh đã chỉ đạo in hàng ngàn tờ bướm, bản tin chính trị, truyền đơn kêu gọi nhân dân ủng hộ kháng chiến. Trong 2 năm 1947 và 1948, nhà in này còn xuất bản cuốn sách “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh.

Báo “Giải phóng”, Báo “Thủ - Thông tin quân dân chính”: Cuối năm 1948, Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Thủ Dầu Một xuất bản tờ báo “Giải phóng”, ra định kỳ hằng tháng và “Bản Thông tin” ra hằng tuần. Sau đó, “Bản Thông tin” được đổi tên thành Báo “Thủ - Thông tin quân dân chính”. Báo được phát hành hằng tuần, với 4 hoặc 8 trang tùy theo số và có khổ 26x40. Ngoài phần tin tức, báo còn có các bài xã luận, bình luận, thơ ca, truyện ký. Trong những năm từ 1948-1950, báo phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, mỗi kỳ phát hành khoảng 500 - 1.000 bản. Khi đó, Báo "Thủ - Thông tin quân dân chính đảng" là một trong 5 tờ báo tỉnh có chất lượng nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tạp chí “Văn hóa” và “Văn hóa mới”: Giữa năm 1948, một số nhà văn, nhà thơ trong tỉnh đã tổ chức xuất bản tờ tạp chí mang tên “Văn hóa”. Dù kỹ thuật in còn thô sơ nhưng tờ tạp chí này đã đăng tải nhiều tác phẩm có giá trị, như thơ, kịch vui kháng chiến, bình luận văn nghệ,… Đến tháng 3/1949, Đoàn văn hóa kháng chiến tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập và xuất bản thêm tập san lấy tên là “Văn hóa mới”. Từ đó, các hoạt động tuyên truyền văn hóa và báo chí ở tỉnh Thủ Dầu Một ngày càng phát triển mạnh và mang lại hiệu quả cao, thiết thực.

Báo “Chuẩn bị tổng phản công”: Giữa năm 1949, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã xuất bản tờ báo với tên gọi “Chuẩn bị tổng phản công”, đồng thời chỉ đạo Ty Thông tin tuyên truyền thành lập Đoàn tuyên truyền tổng phản công và cho in hàng vạn khẩu hiệu “Tất cả để tổng phản công”, “Tích cực chuẩn bị tổng phản công” để rải, dán ở khắp nơi trong tỉnh. Sau đó, vì nhiệm vụ chính trị có thay đổi nên tờ báo này đình bản và Đoàn tuyên truyền cũng được giải thể.

Báo “Việt Nam tiến lên” và báo “Dân quân”: Năm 1949, theo chủ trương của Ban Chính trị Tỉnh đội Thủ Dầu Một, tờ báo “Việt Nam tiến lên” của Trung đoàn 301 ra đời. Đây là tờ báo đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh và phát hành mỗi tháng 1 kỳ. Báo đăng tải các bài viết, sáng tác của cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh. Đến cuối năm 1952, Báo “Việt Nam tiến lên” dừng phát hành. Sau đó, nhằm kịp thời cổ vũ, động viên lực lượng dân quân trong tỉnh, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh cho phép Tỉnh đội xuất bản tờ báo lấy tên là “Dân quân”, mỗi tháng ra 1 số, với số lượng từ 800-1.000 tờ. Tòa soạn báo “Dân quân” được đặt chung với Tòa soạn báo “Việt Nam tiến lên”. 

Nội san “Xây dựng”: Tháng 4/1950, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một cho ra đời tờ nội san “Xây dựng”, với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đảng viên trong toàn tỉnh. Nội san phát hành hằng tháng, với các bài viết mang chủ đề về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, xây dựng Đảng, phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngoài ra, nội san còn có mục giải thích những danh từ chính trị. Mặc dù chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng nội san “Xây dựng” đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền.

Từ những số liệu nêu trên cho thấy, mặc dù kỹ thuật in còn thô sơ, đội ngũ viết báo chưa chuyên nghiệp nhưng với lòng say mê công việc và sáng tạo trong ứng phó với mọi hoàn cảnh, báo chí cách mạng ở Thủ Dầu Một và Thủ Biên giai đoạn 1945-1951 phát triển nhanh, mạnh và góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đặc biệt, báo chí đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giác ngộ giai cấp, giáo dục lý tưởng cộng sản cho nhân dân và thúc đẩy việc hình thành các Chi, Đảng bộ Cộng sản - nhân tố quyết định thắng lợi của các phong trào cách mạng ở địa phương thời kỳ đó.

(Theo sách “Lịch sử Đảng bộ Sông Bé”, “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bình Dương 1930-2017”…).

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái