Báo chí ASEAN cần phải nhanh chóng thích ứng, đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

07-12-2023 10:51

Chuyển đổi số hiện nay là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, có sự tác động rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực báo chí, chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động sản xuất và phân phối thông tin, làm phong phú thêm hệ sinh thái truyền thông số với những tính năng mới, ưu việt hơn, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông tới công chúng.

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của 07 đoàn đại biểu quốc tế đến từ Liên đoàn các nhà báo ASEAN, gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore; các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo báo chí tại Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: báo chí số thúc đẩy tương tác xã hội mạnh mẽ: tương tác giữa các tờ báo với nhau, giữa tờ báo với công chúng, giữa tờ báo với mạng xã hội, giữa công chúng với nhau, giữa công chúng với cơ quan chức năng, giữa cơ quan báo chí với các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách… Báo chí số tạo siêu dữ liệu thông tin trên môi trường mạng, kết nối và huy động công chúng cùng giải quyết các vấn đề xã hội ở phạm vi cộng đồng, quốc gia, quốc tế… Cùng với đó, chuyển đổi số cũng mang lại những thách thức không nhỏ, mà lớn nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội với đặc điểm dễ tiếp cận, dễ chia sẻ, thông tin nhanh nhạy, đa dạng…

Những cơ hội và thách thức đó buộc mọi cơ quan báo chí trên thế giới trong đó có các cơ quan báo chí ở các nước ASEAN phải nhanh chóng thích ứng, đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Xét cho cùng, mục tiêu của chuyển đổi số chính là nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn và phụng sự xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi

Ngày nay, trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện xã hội, ngành truyền thông không thể đứng ngoài cuộc. Việc chuyển đổi số của các phương tiện truyền thông không chỉ đơn thuần là vấn đề sống còn; nó là điều cần thiết cho sức sống của ngành. Thói quen tiêu dùng của người dùng phương tiện truyền thông cũng như quá trình sáng tạo và phổ biến nội dung đã trải qua một sự chuyển đổi nhanh chóng và chưa từng có. Một thế hệ người tiêu dùng mới trong kỷ nguyên số đã đặt ra tốc độ thích ứng và mọi thứ đều sẵn sàng: thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh, sở hữu trí tuệ, phương pháp kể chuyện, nhưng quan trọng nhất là khả năng thông tin, giáo dục, trao quyền cho người dân, bảo tồn và truyền lại di sản của chúng ta cho các thế hệ tương lai.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết: "Việt Nam hiện có hơn 800 cơ quan thông tấn, báo chí, với gần 1 triệu bài báo được sản xuất hàng ngày. Số lượng lớn các cơ quan thông tấn, báo chí và các bài báo tạo ra một kho thông tin khổng lồ. Bằng cách áp dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu, chúng ta có thể xác định các xu hướng, mối tương quan và hiểu biết quan trọng từ nguồn này. Doanh thu truyền thông đạt gần 4 tỷ USD cho thấy sự tăng trưởng và tiềm năng của ngành truyền thông trong việc tạo ra giá trị kinh tế, nhưng 50% doanh thu quảng cáo đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới và dữ liệu đang được các nền tảng này thu thập, sở hữu; các cơ quan báo chí và truyền thông trong nước mất nguồn thu từ quảng cáo, phụ thuộc vào các công cụ phân tích, đánh giá dữ liệu của các nền tảng này".

Chuyển đổi số báo chí, nắn dòng tri thức, quảng cáo chuyển hướng sang các nền tảng trong nước để thông tin, tri thức từ dữ liệu có thể được kiểm soát và sử dụng nhằm phát triển báo chí lớn mạnh, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh: các phương tiện truyền thông nói chung và các cơ quan thông tấn, báo chí nói riêng cần phải ghi nhớ sứ mệnh cao cả của mình - thông tin phải được cung cấp chính xác và phân tích có ý nghĩa, bảo vệ người dân khỏi các tin tức giả và thông tin sai lệch.

Đoàn chủ tọa Phiên 1: (từ trái sang) nhà báo Vũ Việt Trang -Tổng Giám đốc TTXVN, nhà báo Trần Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông, nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam.

Chuyển đổi số trong truyền thông thực chất là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm phong phú thêm hệ sinh thái truyền thông số với những tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông tới người tiêu dùng thông tin. Việc các nước ASEAN cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về chiến lược, cách làm hay trong việc thúc đẩy và định hướng các cơ quan báo chí truyền thông trong nước chuyển đổi số một cách bền vững là rất cần thiết. 

Ngày 06/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng, tiền đề định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số báo chí. Bộ TTTT đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí với nhiều cách làm mới: ra mắt Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí.; xây dựng và công bố Bản đồ công nghệ cho lĩnh vực báo chí; ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; 

Tham dự Hội thảo báo chí quốc tế “Quản trị toà soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm tại khu vực ASEAN”, các nhà quản lý báo chí, đại diện các hiệp hội báo chí truyền thông và các nhà báo giàu kinh nghiệm của các nước khu vực  ASEAN chia sẻ kinh nghiệm về công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí của thành viên trong Liên đoàn báo chí ASEAN; về chính sách, giải pháp của các nước trong việc hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, truyền thông; về những mô hình thành công của chuyển đổi số báo chí, truyền thông...

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết, ông Atal S Depari - Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN chia sẻ: "Trong dịp đặc biệt này, tại Hội thảo báo chí quốc tế được tổ chức bởi các đồng nghiệp từ Hội Nhà báo Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết, hợp tác và mối liên kết mạnh mẽ trong cộng đồng báo chí ASEAN, đặc biệt là khi đối mặt với những thách thức nảy sinh trong thời đại công nghệ số".

Theo ông Atal S Depari, công nghệ số đã cách mạng hóa việc phổ biến và tiêu thụ thông tin. Ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là những nhà báo phải hợp nhất lại. Sự đoàn kết sẽ khuyến khích trao đổi ý kiến, chiến lược và thực hành tốt nhất trong nền báo chí. Điều này không chỉ là về việc đưa tin; đó là về việc giữ vững đạo đức nghề báo, sự thật và tính chính trực trong mỗi bài báo. Sự đoàn kết này giúp báo chí đối mặt với tình trạng tin giả, thao túng thông tin và những thách thức khác đang hiện diện rộng rãi trong thế giới số.

Các nhà báo từ các quốc gia ASEAN khác nhau đoàn kết để chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch hoặc tin đồn trong khu vực. Thông qua sự đoàn kết, họ chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp kiểm chứng thông tin hiệu quả và chiến lược để đối phó với thông tin sai lệch. Những nỗ lực chung này sẽ mang lại thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn cho độc giả. Hợp tác và chia sẻ nguồn lực là một cột mốc quan trọng khác.

Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN Atal S Depari

 

Cùng chuyên mục

Tin mới

  1. Hội Nhà báo tỉnh An Giang
  2. Hội Nhà báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  3. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang
  4. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn
  5. Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu
  6. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh
  7. Hội Nhà báo tỉnh Bến Tre
  8. Hội Nhà báo tỉnh Bình Định
  9. Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương
  10. Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước
  11. Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận
  12. Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau
  13. Hội Nhà báo TP Cần Thơ
  14. Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng
  15. Hội Nhà báo TP Đà Nẵng
  16. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
  17. Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông
  18. Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên
  19. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai
  20. Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp
  21. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai
  22. Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang
  23. Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam
  24. Hội Nhà báo TP Hà Nội
  25. Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh
  26. Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương
  27. Hội Nhà báo TP Hải Phòng
  28. Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang
  29. Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình
  30. Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên
  31. Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa
  32. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
  33. Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum
  34. Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu
  35. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng
  36. Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn
  37. Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai
  38. Hội Nhà báo tỉnh Long An
  39. Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
  40. Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An
  41. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình
  42. Hội Nhà báo tỉnh Ninh Thuận
  43. Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ
  44. Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên
  45. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình
  46. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam
  47. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi
  48. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh
  49. Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị
  50. Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng
  51. Hội Nhà báo tỉnh Sơn La
  52. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh
  53. Hội Nhà báo tỉnh Thái Bình
  54. Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
  55. Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa
  56. Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế
  57. Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang
  58. Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh
  59. Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh
  60. Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang
  61. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long
  62. Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc
  63. Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái